Chuyển đến nội dung chính

Liệu bạn có hiểu hời hợt về chăm sóc da?

Thư kể với bạn chuyện này.

Bạn tưởng tượng bạn bị đau bụng nghi do ngộ độc thực phẩm nhé, bác sĩ hỏi: "Chị ăn cái gì vào bữa tối?" Và bạn trả lời: "Dạ thưa, đầu tiên em ăn khai vị, sau đó ăn món chính (main course), rồi cuối cùng là tráng miệng". Câu trả lời ấy có giúp được bác sĩ không?

Thế mà, khi Thư hỏi "Bạn đang dưỡng da như thế nào", thì 70% mọi người trả lời là: "Đầu tiên mình rửa mặt, sau đó toner, rồi kem dưỡng, rồi chống nắng". Vậy nên, Thư thấy câu trả lời ấy rất hời hợt.
Bên cạnh 70% số người được tư vấn trả lời như trên, thì sẽ có khoảng 28% khách hàng sẽ trả lời có vẻ chi tiết hơn: "Đầu tiên mình dùng SRM của hãng A, sau đó toner của hãng B, kem dưỡng hãng C, chống nắng hãng D".
Chỉ có 2% số người được hỏi có thể trả lời như ý Thư muốn ngay từ lần trả lời đầu tiên: "Đầu tiên, mình dùng Trà rửa mặt Rosemary của Too Thu, sau đó toner Sensibio H2O cho da nhạy cảm của Bioderma, sau đó là Vinoperfect Radiance Serum Complexion Correcting của Caudalie, cuối cùng là Trà dưỡng Rosemary Too Thu v.v... (tên sản phẩm chỉ là ví dụ)

Thư cần một câu trả lời cực kỳ chính xác như 2% số người được tư vấn ấy. Chỉ có thế, Thư mới có thể tìm được danh sách thành phần của một sản phẩm. Bioderma thì có X loại toner, Caudalie có Y loại serum. Mỗi sản phẩm lại có một danh sách thành phần riêng biệt. Với Thư, Thư cần biết chi tiết đến việc: KHÁCH HÀNG ĐÃ BÔI CỤ THỂ NHỮNG THÀNH PHẦN MỸ PHẨM NÀO LÊN DA. Để xem chúng có đánh nhau hay không.

Thư gặp không hiếm trường hợp da có nhiều vấn đề, nhưng người được tư vấn lại tự tin về mức độ am hiểu của họ về mỹ phẩm. Nhưng, MỘT NGƯỜI AM HIỂU VỀ MỸ PHẨM CHỈ CÓ LÀN DA VẤN ĐỀ NẾU ĐÓ LÀ VÌ SỨC KHỎE/LỐI SỐNG CỦA HỌ. Nếu không phải do sức khỏe hay lối sống, mà da có vấn đề, thì không thể tự tin về lựa chọn của mình được đâu!

Nhiều trường hợp trong số ấy là những chị em đã chọn những sản phẩm được review tốt nhất bởi người tiêu dùng hoặc các beauty blogger. Nhưng cái thiếu của những chị em này là... họ không tìm hiểu kỹ về thành phần mỹ phẩm - mà ý Thư là - về TOÀN BỘ THÀNH PHẦN MỸ PHẨM.
Cụ thể, Thư đưa cho bạn một ví dụ có thật mà Thư vừa tư vấn cách đây không lâu. Da chị ấy thừa dầu, mụn, nhạy cảm. Chị ấy dùng những thứ này:
  • Sửa rửa mặt Murad Clarifying Cleanser
  • Mặt nạ Aura Verdic Anti Blemish Clear Skin Mask (chứa willow bark extract, là một loại salicylic acid tự nhiên)
  • Tẩy da chết trà xanh (hình như) của St.Ives
  • Mặt nạ Rare Earth Deep Pore Cleansing Mask của Kiehl's
Tất cả những sản phẩm này đều là cho da mụn, nói là dùng được cho da nhạy cảm. Nhưng khi ghép chúng lại với nhau thì có vấn đề gì? 3 sản phẩm đầu tiên đều là 3 thứ tẩy da chết cả. SRM Murad chứa 0,5% BHA, mặt nạ Aura Verdict chứa chiết xuất willow bark (là một loại BHA tự nhiên), tẩy da chết thì tất nhiên là chứa chất tẩy da chết. Kiehl's thì chứa bentonite và kaolin hút nhiều dầu trên da. Vậy đúc kết lại, khi dưỡng da với chu trình này, vị khách này có một làn da cực kỳ mỏng và mẫn cảm, dầu sẽ được tiết ra để bảo vệ cho sự mỏng manh yếu đuối của làn da khi ấy nhưng lại bị hút cho bằng sạch.
BHA (salicylic) có thể ở trong mỹ phẩm ở mọi bước
BHA (salicylic acid) có thể ở trong mỹ phẩm ở đủ mọi bước
Chị ấy rất bất ngờ: "Nhưng tất cả những thứ chị dùng đều là dành cho da dầu mụn, và người tư vấn nói là dùng được cho da nhạy cảm!" NHƯNG, chúng chỉ dùng được cho da nhạy cảm khi chúng dùng theo bộ của chúng - gồm những sản phẩm bổ trợ và làm dịu cho chúng. Thuyết "Âm dương" là thế: lấy cái Dương để trị, lấy cái Âm để cân bằng. Một bộ sản phẩm tốt thì phải có Âm - Dương bổ trợ cho nhau. Chị ấy lấy cái Dương nhất của các hãng để pha lại với nhau. Không thể có kết quả tốt được!

Thư không kỳ vọng phụ nữ có thể đọc hiểu mọi thành phần mỹ phẩm. Trên thế giới này, không mấy người làm được việc ấy (số người làm được điều này không có Thư nhé!). Chỉ mong bạn hiểu rằng: mình dùng một sản phẩm, thì không phải chỉ là dùng cái thành phần được ghi trên mặt trước của sản phẩm (ví dụ Mặt nạ Neem thì không chỉ chứa Neem, sữa rửa mặt Nghệ thì không chỉ có nghệ). Mình dùng một sản phẩm, là mình dùng mọi thứ trong sản phẩm ấy.
Khi mình uống một cốc trà nhài, là mình uống mọi phụ gia trong túi trà ấy. Mà những thứ có hại cho sức khỏe của túi trà này lại chủ yếu không phải là "trà và nhài", mà là mười mấy loại phụ gia được tẩm ướp. Mỹ phẩm chẳng khác gì đâu. Có mấy chục thành phần trong một sản phẩm, nhưng mặt trước nó chỉ ghi rất đơn giản: NGHỆ. Mọi thứ phụ gia khác trở nên lu mờ (hoặc không hề xuất hiện) trong tâm trí người sử dụng.

Qua đây, hy vọng bạn hiểu được nỗi niềm của người tư vấn chăm sóc da tận tụy (và đôi khi là không công)  Hy vọng bạn có một khái niệm rằng những gì chúng ta dùng phức tạp hơn những gì ta (có thể) tưởng, để hiểu hơn về 2 tip tối giản của Thư:
  • Tối giản danh sách thành phần (chọn những sản phẩm ít thành phần, để da tiếp xúc ít nhất với phụ gia không cần thiết)
  • Tối giản số lượng nhãn hàng (thiết kế một routine có sự xuất hiện của ít nhãn hàng nhất), hoặc là mua trọn bộ

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Too Thu sẽ trồng cây vì bạn!

Hôm qua đến trường con gái tổ chức sinh nhật cho các bạn tháng 12. Lúc ra về mình gom mấy cái đĩa và dao nhựa dùng 1 lần mang về rửa sạch. Nếu có phụ huynh bạn nào trông thấy thì mình cũng thấy ngại ngại, nhưng lại tự nói với bản thân rằng tái chế việc đúng đắn, không cần phải xấu hổ. Điều đấy dẫn mình đến 1 quyết định cho các workshop sản xuất mỹ phẩm tiếp theo của mình. Nhưng trước tiên, mình phải giới thiệu về One Tree Planted. One Tree Planted là một tổ chức phi lợi nhuận  về trồng cây xanh. Với mỗi một đô la mà bạn quyên góp trên  onetreeplanted.org , họ sẽ trồng một cái cây - loại cây lâu năm. 1. Bạn có thể chọn để trồng cây ở rất nhiều nước trên thế giới, và cả ở Việt Nam nhé! Tổ chức này có ở Việt Nam: 2. Trong 1 đô la đó có chi phí thuê người trồng cây => họ còn tạo cả công ăn việc làm cho nông dân. Họ có bảng biểu, quy trình trồng và chăm một cái cây trong 3 năm. Có báo cáo minh bạch, rõ ràng: 3. Có cả lựa chọn “trồng cây làm quà tặng”....

Chứng nhận Ecocert - Tiêu chuẩn bảo đảm của sản phẩm hữu cơ "xanh - sạch - đẹp"

Too Thu rất tự hào khi có thể khoe với bạn rằng Olivia của Too Thu đạt chuẩn Ecocert, tại sao vậy? Hãy cùng đọc nhé, rồi bạn cũng sẽ săn lùng các sản phẩm chuẩn Ecocert khi bạn hiểu về nó thôi. Ecocert là gì? Ecocert là tổ chức chứng nhận hữu cơ uy tín và lớn nhất thế giới hiện nay. Được thành lập năm 1991 tại Pháp, Ecocert cấp chứng nhận cho các sản phẩm ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Logo tổ chức chứng nhận mỹ phẩm hữu cơ Ecocert Khi mới thành lập, dưới cái tên Ecocert Greenlife, Ecocert chứng nhận các sản phẩm hữu cơ của Pháp. Tuy nhiên, khi xu hướng mỹ phẩm hữu cơ nổi lên, hàng loạt nước châu Âu cho ra đời các tiêu chuẩn riêng như BDIH (Đức), Soil Association (Anh), Cosmosbio (Pháp), ICEA (Ý). Để đơn giản hóa, việc ra đời một tiêu chuẩn thống nhất cho khu vực châu Âu trở nên cần thiết. Tiêu chuẩn uy tín và lâu năm Ecocert được chọn lựa để bổ sung, sửa đổi và trở thành Ecocert Cosmos - tiêu chuẩn hữu cơ chính thống của toàn châu Âu. Vì sao ít hãng mỹ phẩm trên thế giới đáp ứng...

Too Thu đổi vỏ son mới!

Xin được thông báo với bạn: Too Thu đã chuyển vỏ son dưỡng từ 4 gram sang 2 gram, và tiến tới, son màu cũng thế! Vỏ son mới khá đẹp, Thư ưng phết, đa số khách hàng Too Thu cũng khen.  Hôm nay Thư sẽ kể với bạn hành trình của những chiếc vỏ son nhà Thư. Như bạn biết, "Too Thu" có nghĩa là "quá là Thư". Thư chọn lựa mọi thứ, từ thành phần đến bao bì, làm sao để nó thể hiện được Thư nhiều nhất. Những chiếc vỏ, từ đầu cho đến nay, Thư đều thích theo style "gầy, cao và ít vỏ". "Gầy và cao" chính là Thư đây, và "ít vỏ" nhằm đạt yếu tố bảo vệ môi trường. Ở yếu tố "ít vỏ", Thư chọn lọc những vỏ son nào mà không to bè, không quá nặng tay, không tốn nhiều chất liệu (nhựa hoặc kim loại) để tạo nên vỏ đó. Chiếc vỏ son cũ Thư khá thích, tuy nhiên nó có một điểm bất lợi lớn nhất: đó là nó có thể hỏng khi khách hàng chưa sử dụng xong.