Chuyển đến nội dung chính

Toner: bạn có thực sự cần nó không?

Nhiều trong số chúng ta tin rằng toner (nước cân bằng da) là bước bắt buộc phải có sau khi rửa mặt, bởi nó trước hết sẽ làm cân bằng lại pH của da, ngoài ra còn giúp làm sạch da hơn, và có những công dụng này kia cho làn da. Với Thư, đây không phải là bước bắt buộc, nếu không có thì da bạn cũng vẫn có thể đẹp như thường. Ở bài này, Thư sẽ giải thích rõ hơn với bạn.
TẠI SAO TONER ĐÃ TỪNG LÀ SẢN PHẨM GẦN NHƯ BẮT BUỘC?
Như Thư nói ở trên, toner được sử dụng đầu tiên là để cân bằng lại pH của làn da. Với mục đích này, trong quá khứ, toner đã gần như là một sản phẩm bắt buộc với những tín đồ chăm sóc da. Đó là bởi vì những sản phẩm rửa mặt thế hệ cũ đã có độ pH quá cao so với khả năng tự cân bằng da của nhiều người.
 bạn có thực sự cần toner hay không?
Làn da có độ pH trung bình là 4,5 đến 6,2, còn các sản phẩm rửa mặt thế hệ cũ thường có độ pH khoảng 9 đến 10. Điều này gây ra tình trạng stress, đổ dầu, khô/bong tróc  và kích ứng cho những ai sở hữu làn da mẫn cảm.
Ở đây Thư nhấn mạnh là chỉ có "những làn da mẫn cảm" thì mới chịu tác động tiêu cực từ các sản phẩm rửa mặt có độ pH cao. Còn thực tế là rất nhiều người có làn da khỏe, có thể tự cân bằng pH nhanh trong trong khoảng 5 - 30 phút sau khi rửa mặt bằng các sản phẩm rửa mặt pH cao này.
SỰ TIẾN HÓA CỦA TONER
Ngày nay, việc rửa mặt đã được tiến hóa lên một bước mới. Rất nhiều sản phẩm rửa mặt bây giờ không còn chứa pH cao nữa, thay vào đó, chúng có độ pH thân thiện với làn da, hoặc không có độ pH để gây ảnh hưởng đến pH của da.
Như thế, toner chỉ còn là sản phẩm bắt buộc khi bạn sử dụng các loại sữa rửa mặt có độ pH quá khích, cộng thêm việc da của bạn không thể tự cân bằng pH được. Tuy nhiên, trường hợp diễn ra đồng thời hai việc này khá hiếm hoi, vì vậy toner không còn là sản phẩm bắt buộc nữa.
bạn có thực sự cần toner hay không?
Để toner không bị lãng quên, các nhà sản xuất đã cải tiến toner bằng việc bổ sung các yếu tố bổ sung cho sản phẩm. Ví dụ một sản phẩm nước cân bằng da với công dụng dưỡng ẩm, làm trắng, kiềm dầu, se lỗ chân lông, hay làm sạch sâu v.v... Nhưng chính ra, bạn cũng không cần toner ở những công dụng này bởi:
  • Các sản phẩm bôi lưu đã đều chứa chất dưỡng ẩm, làm trắng, kiềm dầu, se lỗ chân lông...
  • Việc làm sạch sâu hoàn toàn có thể được tiến hành bởi các sản phẩm làm sạch khác, bên cạnh toner.
VẬY CÓ MUA TONER NỮA KHÔNG?
Với Thư, toner là sản phẩm không hề bắt buộc, và chúng mình không nên mua vì sợ thiếu. Nếu bạn chọn đúng sản phẩm rửa mặt tốt, bạn sẽ không thiếu cái gì nếu bạn không mua toner (thế nào là sản phẩm rửa mặt tốt thì bạn xem ở đây nhé).
Tuy nhiên, Thư nghĩ bạn có thể mua toner nếu nó giúp bạn cảm thấy yêu đời hơn. Toner thực sự có thể khiến chúng ta trở nên vui vẻ, trong một giai đoạn nào đó. Ví dụ như trong thai kỳ này, Thư thích sử dụng nước hoa hồng vì nó khiến Thư cảm thấy nhẹ nhõm, thanh thoát hơn.
Mẹ con nhà Thư thoa toner khắp mặt và cổ
Khi tâm trạng tốt, thì cơ thể cảm thấy khỏe mạnh, và da dẻ cũng tái tạo tốt hơn. Vì vậy, Thư đánh giá cao công dụng "dưỡng da bằng tinh thần" của toner hơn là những công dụng mà sản phẩm hứa hẹn.
CHỌN TONER NÀO
Trên thị trường có hai loại nước cân bằng da:
  • Hydrosol (nước chưng cất từ thảo mộc): là loại nước được chưng cất hơi, với nguyên liệu đầu vào là các loại thực vật như cánh hoa hồng, lá hương thảo, lá tràm trà v.v... Loại nước này chứa những axit thực vật thiên nhiên và có độ pH thân thiện với da. Chúng mình tạm gọi là "toner thiên nhiên" nhé.
bạn có thật sự cần toner không?
đây là một loại "toner thiên nhiên" từ lá hương thảo

"Toner nhân tạo": là một chất lỏng có thành phần là nước, và được giảm độ pH bằng axit (thường là axit chanh, axit lactic, hoặc axit salicylic).
Đều có công dụng cân bằng pH cho da, nhưng Thư chọn loại 1, vì nó sẽ mang lại cảm xúc rất thiên nhiên, có mùi hương của thiên nhiên (loại toner thứ 2 nếu muốn có mùi thì thường được bổ sung hương liệu hoặc tinh dầu).
Để nhận biết toner của bạn là loại "thiên nhiên" hay "nhân tạo", thì bạn có thể xem danh sách thành phần:
  • Toner "nhân tạo": sẽ có thành phần đầu tiên là "water", "aqua", purified water", "deionized water" (các khái niệm khác nhau về "nước" hoặc "nước tinh khiết", và sẽ có sự xuất hiện của "acid" để điều chỉnh độ pH trong sản phẩm.
  • Toner "thiên nhiên": sẽ ghi thành phần đầu tiên không chỉ vỏn vẹn là "nước". Ví dụ với nước hoa hồng, sẽ được ghi là "nước hoa hồng" (rosewater), "nước chưng cất từ hoa hồng" (water from distilled rose petals) v.v... 
bạn có thực sự cần toner hay không
đây là ví dụ của một loại toner "nhân tạo", được làm từ nước và axit citric, chỉ có một chút nước hoa hồng chiếm tỉ lệ rất nhỏ, mùi hương chủ yếu từ hương liệu
  • Cả hai loại toner "thiên nhiên" và "nhân tạo" đều có thể bổ sung thêm những thành phần phụ như chất bảo quản, các thành phần có công dụng (dưỡng ẩm, làm trắng, se lỗ chân lông, làm sạch v.v...) Theo tinh thần "tối giản", Thư không chọn những sản phẩm có quá nhiều thành phần.
KẾT LUẬN
Qua đây, Thư hy vọng bạn hiểu hơn về bản chất của nước cân bằng da. Nếu bạn không sở hữu một sản phẩm toner thì hoàn toàn không có vấn đề gì xấu xảy ra cho làn da cả. Nếu nó khiến bạn vui thì bạn có thể mua, cũng ok. Bạn đừng sợ thiếu sản phẩm này nhé!
Ở Too Thu, bạn có thể yên tâm với bộ Trà rửa mặt  Trà dưỡng Rosemary của Thư. Hai sản phẩm này không hề ảnh hưởng gì đến pH của làn da bạn, nhờ đó bạn không bao giờ phải đi mua toner vì sợ thiếu bước nhé.

Nhận xét

Bài đăng phổ biến từ blog này

Too Thu sẽ trồng cây vì bạn!

Hôm qua đến trường con gái tổ chức sinh nhật cho các bạn tháng 12. Lúc ra về mình gom mấy cái đĩa và dao nhựa dùng 1 lần mang về rửa sạch. Nếu có phụ huynh bạn nào trông thấy thì mình cũng thấy ngại ngại, nhưng lại tự nói với bản thân rằng tái chế việc đúng đắn, không cần phải xấu hổ. Điều đấy dẫn mình đến 1 quyết định cho các workshop sản xuất mỹ phẩm tiếp theo của mình. Nhưng trước tiên, mình phải giới thiệu về One Tree Planted. One Tree Planted là một tổ chức phi lợi nhuận  về trồng cây xanh. Với mỗi một đô la mà bạn quyên góp trên  onetreeplanted.org , họ sẽ trồng một cái cây - loại cây lâu năm. 1. Bạn có thể chọn để trồng cây ở rất nhiều nước trên thế giới, và cả ở Việt Nam nhé! Tổ chức này có ở Việt Nam: 2. Trong 1 đô la đó có chi phí thuê người trồng cây => họ còn tạo cả công ăn việc làm cho nông dân. Họ có bảng biểu, quy trình trồng và chăm một cái cây trong 3 năm. Có báo cáo minh bạch, rõ ràng: 3. Có cả lựa chọn “trồng cây làm quà tặng”....

Chứng nhận Ecocert - Tiêu chuẩn bảo đảm của sản phẩm hữu cơ "xanh - sạch - đẹp"

Too Thu rất tự hào khi có thể khoe với bạn rằng Olivia của Too Thu đạt chuẩn Ecocert, tại sao vậy? Hãy cùng đọc nhé, rồi bạn cũng sẽ săn lùng các sản phẩm chuẩn Ecocert khi bạn hiểu về nó thôi. Ecocert là gì? Ecocert là tổ chức chứng nhận hữu cơ uy tín và lớn nhất thế giới hiện nay. Được thành lập năm 1991 tại Pháp, Ecocert cấp chứng nhận cho các sản phẩm ở hơn 80 quốc gia trên thế giới. Logo tổ chức chứng nhận mỹ phẩm hữu cơ Ecocert Khi mới thành lập, dưới cái tên Ecocert Greenlife, Ecocert chứng nhận các sản phẩm hữu cơ của Pháp. Tuy nhiên, khi xu hướng mỹ phẩm hữu cơ nổi lên, hàng loạt nước châu Âu cho ra đời các tiêu chuẩn riêng như BDIH (Đức), Soil Association (Anh), Cosmosbio (Pháp), ICEA (Ý). Để đơn giản hóa, việc ra đời một tiêu chuẩn thống nhất cho khu vực châu Âu trở nên cần thiết. Tiêu chuẩn uy tín và lâu năm Ecocert được chọn lựa để bổ sung, sửa đổi và trở thành Ecocert Cosmos - tiêu chuẩn hữu cơ chính thống của toàn châu Âu. Vì sao ít hãng mỹ phẩm trên thế giới đáp ứng...

Too Thu đổi vỏ son mới!

Xin được thông báo với bạn: Too Thu đã chuyển vỏ son dưỡng từ 4 gram sang 2 gram, và tiến tới, son màu cũng thế! Vỏ son mới khá đẹp, Thư ưng phết, đa số khách hàng Too Thu cũng khen.  Hôm nay Thư sẽ kể với bạn hành trình của những chiếc vỏ son nhà Thư. Như bạn biết, "Too Thu" có nghĩa là "quá là Thư". Thư chọn lựa mọi thứ, từ thành phần đến bao bì, làm sao để nó thể hiện được Thư nhiều nhất. Những chiếc vỏ, từ đầu cho đến nay, Thư đều thích theo style "gầy, cao và ít vỏ". "Gầy và cao" chính là Thư đây, và "ít vỏ" nhằm đạt yếu tố bảo vệ môi trường. Ở yếu tố "ít vỏ", Thư chọn lọc những vỏ son nào mà không to bè, không quá nặng tay, không tốn nhiều chất liệu (nhựa hoặc kim loại) để tạo nên vỏ đó. Chiếc vỏ son cũ Thư khá thích, tuy nhiên nó có một điểm bất lợi lớn nhất: đó là nó có thể hỏng khi khách hàng chưa sử dụng xong.