Chuyển đến nội dung chính

Bài đăng

Đang hiển thị bài đăng từ Tháng 9, 2019

Bạn biết chăng: triết lý dưỡng da "bí truyền" của Việt Nam chính là Tối giản?

Khi bạn có thể đang dưỡng da 10 bước theo phương pháp đời mới nhất, thì một người thiếu phụ Việt ngày xưa lại dưỡng da hết sức đơn giản. Sau khi tắm gội bằng bồ kết, vỏ bưởi và hương nhu, Nàng có thể phủ một lớp phấn nụ Huế, thế là Nàng tỏa sáng. Khi bạn có thể vẫn còn đang đau khổ với làn da vốn được chăm chút kỹ lưỡng tỉ mỉ, thì làn da của Nàng lại chưa bao giờ khiến Nàng sầu lo. Vậy là Nàng không biết dưỡng da, hay bạn mới là người không biết dưỡng da? Nếu so sánh về hình thức dưỡng da, Nàng sẽ không bằng bạn. Nhưng về kết quả - Nàng chưa bao giờ thua. Tại sao lại như thế? Bởi vì nàng đã chăm sóc da tối giản. Điều ấy phù hợp với Nàng – và với cả bạn nữa. Bạn biết đấy, Việt Nam là đất nước nhiệt đới, khí hậu nóng và độ ẩm cao. Điều này khiến cho làn da của người Việt tiết dầu nhiều hơn, nhanh bám bụi hơn làn da của phụ nữ ở các nước ôn đới và hàn đới như Hàn Quốc, Nhật Bản, các nước châu Âu và Bắc Mỹ. Bên cạnh đó, đặc điểm khí hậu nóng ẩm còn khiến vi sinh vật phát triển nha...

Thủy ngân - thành phần làm trắng da "đỉnh cao" của kem trộn

Bạn vẫn lo không biết thủy ngân có hại không, hại đến đâu, liệu "uống một bát thủy ngân" có vô hại như lời đ ồn trên mạng? Vì mình làm trong ngành mỹ phẩm, bài viết của mình sẽ tập trung nói về vấn nạn thủy ngân trong mỹ phẩm hiện nay. Nếu bạn không dùng mỹ phẩm, bạn vẫn có thể có thêm một chút kiến thức về thủy ngân qua bài viết của mình. MỘT. THỦY NGÂN LÀ GÌ, CÓ ĐỘC HAY KHÔNG? Thủy ngân là một kim loại nặng và có độc tính rất cao, mặc dù nó đã từng được hiểu nhầm là “thần dược chữa bách bệnh” và có thể kéo dài tuổi thọ. Trong thế kỷ 19, thủy ngân được dùng rộng rãi trong việc chế biến thuốc chữa một số bệnh như giang mai, sốt thương hàn, nhiễm ký sinh trùng (và rất nhiều bệnh khác). Ngày nay, khoa học đã chứng minh được độc tính của thủy ngân, và đã cấm việc sử dụng thủy ngân trong thuốc. Thủy ngân tồn tại ở nhiều thể. Thủy ngân thể lỏng được cho là ít độc, nhưng thủy ngân thể hơi, các hợp chất và muối của thủy ngân thì là các chất kịch độc – và nhiều trong số ấy ...